Theo dữ liệu của Bộ Nội Vụ, năm 2018, dân số sống một mình ở Trung Quốc vượt qua 200 triệu người, trong đó có 80% phụ nữ chủ động sống độc thân. Đặc biệt, hầu hết những người này đều sinh sau năm 1990 trong thời đại tăng trưởng kinh tế. Nhiều người cho rằng, chính giai đoạn này đã làm thay đổi tư tưởng của họ.
Tại các thành phố lớn như Quảng Châu, Thâm Quyến, ngày càng có nhiều phụ nữ chưa kết hôn nhưng đã tự mua nhà riêng cho chính mình. Nhiều người cho rằng: "Vật chất không chỉ mang lại cảm giác an toàn mà giúp bạn trở nên tự tin trong xã hội ngày nay".
Trong những năm gần đây, “trứng đông lạnh” cũng trở thành một hiện tượng xã hội. Tuổi sinh sản vốn dĩ là một vấn đề lớn đối với phụ nữ, người xưa thường hay nói “Không kết hôn thì không được sinh đẻ” . Điều này đã trở thành quan niệm truyền thống không thể thay đổi.
Phụ nữ độc thân chỉ cần theo đuổi sự hạnh phúc bình thường
Gần đây, bộ phim truyền hình Đài Loan “The Making of an Ordinary Woman” đã gây chú ý với công chúng với nội dung về người phụ nữ độc thân. Trong phim, nữ diễn viên Tạ Doanh Tuyên thủ vai một người phụ nữ tên Trần Gia Linh, 40 tuổi, không nhà riêng, không xe, không chồng con, công việc bấp bênh, cuộc sống có vẻ như khá thất bại.
Bằng cách chế giễu áp lực đối của phụ nữ gây ra bởi giáo dục truyền thống và đạo đức xã hội, bộ phim thể hiện tình trạng khó xử của những người phụ nữ trong xã hội thực tế ngày nay. Khán giả nữ xem phim này hầu hết ở giai đoạn từ 35 đến 45 tuổi.
Bộ phim lấy bối cảnh vào những năm 1980, và Trần Gia Linh là người phụ nữ 40 tuổi nhưng không có thứ gì trong tay. Mở đầu phim là đám cưới bạn trai cũ của Trần Gia Linh. Khi cô đến dự tiệc, tất cả bạn bè đều có gia đình, riêng cô thì vẫn lẻ loi nên được mọi người quan tâm đặc biệt.
Sau khi tan tiệc, bạn học cũ bắt xe taxi cho Trần Gia Linh và nói một câu rất tàn nhẫn: “Say rượu ở tuổi 20 thật dễ thương, nhưng say rượu ở tuổi 40 thì đáng thương lắm”.
Công việc của Trần Gia Linh là một trợ lý đặc biệt cho chủ tịch. Ngoài những việc chính, cô còn giúp ông chủ một số việc lặt vặt cá nhân. Cô tự hỏi, những nhân viên trẻ hơn cô thì ai cần công việc này, thậm chí còn có người xinh đẹp hơn cô. Chịu nhiều áp lực và làm nhiều việc không tên, cuối cùng Trần Gia Linh xin thôi việc.
Trong quá trình tìm kiếm công việc mới, người phỏng vấn đã hỏi cô: “Cô nghĩ gì về hạnh phúc?” . Câu nói này đã khiến Trần Gia Linh như “đứng hình” khi nghĩ về những chuyện tình yêu dang dở của mình. Trần Gia Linh đã trải qua 3 mối tình, tất cả đều rất ngắn hạn và không có kết cục tốt đẹp.
Người phụ nữ kết hôn muộn sẽ bị phân biệt đối xử. Không phải đối với người ngoài, mà chính bố mẹ là những người cảm thấy thất vọng nhất. Trong phim, có nhiều cảnh cãi nhau của Trần Gia Linh và gia đình cô ấy. Khi nói đến sự tan vỡ với người bạn trai đã kết hôn, đối với gia đình đây là một sự nuối tiếc.
Tạ Doanh Tuyên, nữ diễn viên Đài Loan từng đoạt giải Kim Mã, sinh năm 1970, người thủ vai Trần Gia Linh trong “The Making of an Ordinary Woman” cũng có cuộc sống giống nhân vật. Cô cũng không có chồng con, không có nhà riêng và làm việc không ổn định, điều này đã khiến cô vô cùng lo lắng, nhưng cô ấy đã chia sẻ với những người phụ nữ đồng cảnh ngộ rằng:
"Đừng quên rằng bạn đang thích bản thân mình như bây giờ, đừng ép buộc bản thân phải làm điều mà không thích, cũng đừng cảm thấy hối tiếc cho xã hội hoặc những người xung quanh bạn. Làm những điều bình thường như bao người, chưa chắc bạn được hạnh phúc".
Tạ Doanh Tuyên chia sẻ, cô rất thích vai diễn này bởi cô cho rằng nhân vật Trần Gia Linh trong phim đã cảm thấy hài lòng với bản thân. Thông thường nữ chính thường sẽ có hào quang, nhưng cô ấy lại chẳng có gì cả. Tạ Doanh Tuyên tin rằng, ngoài đời vẫn có nhiều hoàn cảnh giống như Trần Gia Linh, họ chỉ là những người phụ nữ bình thường và mong muốn theo đuổi sự hạnh phúc bình thường.
"Tôi rất ngưỡng mộ Trần Gia Linh và tôi muốn sống như cô ấy. Cô ấy rất dũng cảm. Cô ấy nói không với những điều mình không muốn. Bây giờ tôi vẫn độc thân, không có nhà, không đối tượng hẹn hò, không có con cái, bạn bè bên cạnh tôi đều đã kết hôn và có con, tôi cũng làm mẹ đỡ đầu cho chúng. Tôi đang rất mãn nguyện với cuộc sống hiện tại, ngay cả khi sống một mình, tôi vẫn có thể chăm sóc cho mình" , Tạ Doanh Tuyên chia sẻ.
Phụ nữ mở ra chủ nghĩa nữ quyền mới bằng việc đông lạnh trứng
Trên thực tế, khi phụ nữ chỉ cần làm chủ được tài chính thì họ có khả năng sống cuộc sống cho riêng mình. Bên cạnh việc đi làm kiếm tiền và tự xây dựng cuộc sống thì đông lạnh trứng đã mở ra một chủ nghĩa nữ quyền mới.
Số lượng trứng của một người phụ nữ đã được định sẵn sau khi sinh ra. Cả đời người phụ nữ có 7 triệu trứng kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Sau 35 tuổi, chất lượng trứng sẽ ngày càng tệ. Đến khi trứng không còn rụng nữa thì được gọi là mãn kinh.
Trước đây, những người phụ nữ độc thân ở tuổi 30 buộc phải kết hôn. Cụm từ “quá già để sinh con” buộc họ phải ngừng theo đuổi sự nghiệp, ước mơ và lập gia đình. Vì vậy việc đông lạnh trứng giống như là vũ khí giúp người phụ nữ chủ động trong việc có con.
Vài năm trước, đông lạnh trứng bắt đầu phổ biến ở Trung Quốc. Các ngôi sao nữ dẫn đầu phong trào này chính là Từ Tịnh Lôi. Cô từng tiết lộ rằng mình đã đến Mỹ để đông lạnh trứng.
Trên toàn thế giới, vào năm 2006, độ tuổi trung bình của người đông lạnh trứng là 38 tuổi và sau 10 năm, độ tuổi này giảm xuống còn 36 tuổi và có một trong những trường hợp trẻ nhất ở Đài Loan là 23 tuổi, một sinh viên mới tốt nghiệp Đại học họ Trương.
Cô Trương cho biết, không ai nghĩ rằng sau khi tốt nghiệp, việc làm đầu tiên của cô là đem trứng đi trữ lạnh. Cô nói rằng, mình bị chẩn đoán mắc u nang lạc nội mạc tử cung cách đây một dịch thuật thời gian và ống dẫn trứng cũng bị phù theo.
Vào thời điểm đó, bác sĩ nói rằng cô phải mang thai ống nghiệm trong tương lai, thậm chí chức năng buồng trứng của cô cũng bị ảnh hưởng và không thể mang thai tự nhiên.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ u nang, cô cũng nghĩ đến chuyện có khả năng sẽ phải cắt bỏ buồng trứng, cô đã bình tĩnh suy nghĩ trong vài ngày và quyết định mang trứng đi trữ lạnh. Từ đó trở đi, cô không còn lo lắng về việc kết hôn.
Trên thực tế, công nghệ “trứng đông lạnh” được sử dụng lâm sàng cho bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân ung thư nên đông lạnh trứng trước khi điều trị để tránh phá hủy chức năng buồng trứng và tránh bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Cho đến nay, công nghệ trứng đông lạnh vẫn có điều kiện nghiêm ngặt ở nhiều quốc gia. Hầu hết nhiều nước vẫn xem việc đông lạnh trứng là điều trị y tế, không phải là sự lựa chọn cho tất cả mọi người.
Ở Trung Quốc, hiện tại cấm việc phụ nữ độc thân đông lạnh trứng. Ngay cả khi bạn đã kết hôn và muốn đông lạnh trứng cũng phải có 3 loại giấy là giấy kết hôn, chứng minh thư, giấy khai sinh và có thể là giấy chẩn đoán vô sinh.
Điều này từng khiến Từ Tịnh Lôi tức giận: “Có một sinh vật được gọi là phụ nữ độc thân sao?". Một số người nói rằng trứng đông lạnh là liều thuốc giải độc cho việc kết hôn muộn và sinh con muộn. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, sau khi đông lạnh trứng, nhiều phụ nữ cảm thấy thoải mái và tự tin, điều này được hầu hết các bác sĩ công nhận.
Một số người nói rằng ý nghĩa lớn nhất của việc đông lạnh trứng đã thực sự mang lại tự do cho phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ độc thân không cần phải thấy có lỗi, bất kể là độc thân hay có gia đình, ai cũng muốn mình có được cuộc sống hạnh phúc.
(Nguồn: The Paper)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét