Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ: chỗ nào cho âm nhạc giữa đại dịch?

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 1.
Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 2.

Mọi người đều biết Coachella là gì. Kể cả khi bạn không để tâm đến âm nhạc, bạn vẫn biết Coachella.

Billie Eilish

Coachella là lễ hội nghệ thuật và âm nhạc được tổ chức thường niên từ năm 1999. Được mệnh danh là lễ hội âm nhạc lớn nhất hành tinh, Coachella thu hút 99 ngàn khán giả mỗi ngày trong liên tục 6 ngày diễn ra lễ hội, theo thống kê năm 2018. Tại đây, người tham dự có thể thưởng thức đủ mọi thể loại âm nhạc, gặp gỡ rất nhiều thế hệ nghệ sĩ trên khắp thế giới. 

Năm 2020, Coachella vốn được bắt đầu vào ngày 10/4 với sự tham gia biểu diễn của Calvin Harris, Travis Scott, Lana Del Rey, nhóm nhạc BIGBANG và hơn 150 nghệ sĩ khác. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của virus Covid, Coachella phải dời ngày tổ chức sang tháng 10. Gần 20 năm, đây là lần đầu tiên Coachella được tổ chức vào cuối năm thay vì tháng 4.

Đó chỉ là một trong vô vàn xáo trộn lớn mà đại dịch Covid-19 đem lại cho làng giải trí toàn cầu. Hàng loạt concert lớn bị hủy, nhiều lễ trao giải được mong chờ đang phải chờ xếp lịch. Khi có một mối nguy cận kề đang đe dọa đến tính mạng, các hoạt động giải trí ngay lập tức đánh mất tâm điểm hào quang.

Trước khi Covid-19 xuất hiện, năm 2020 được kỳ vọng là một năm Vpop cất cánh với nhiều đột phá. Concert của Bích Phương, Đen Vâu, album đầu tay của AMEE, album mới và chuỗi Sky Tour của Sơn Tùng M-TP… tất cả đều bị hoãn vô thời hạn. Không chỉ ở Việt Nam mà tại khắp nơi trên thế giới, những sự kiện giải trí lần lượt bị hủy hoặc dời lịch. Hai lễ trao giải âm nhạc Billboard Music Awards và iHeartRadio Music Award đều bị hoãn.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 4.

Là một nền công nghiệp giải trí đang lên, tình hình KPOP khá đáng lo ngại. Rất nhiều công ty giải trí quy mô nhỏ với các nhóm nhạc tân binh đang trong tình cảnh lao đao. Doanh thu chủ yếu của các công ty này đến từ hoạt động biểu diễn trực tiếp, gặp gỡ với khán giả và củng cố fandom ngay từ thời kì đầu ra mắt. Covid-19 buộc hầu hết các hoạt động này dừng lại vô thời hạn, khiến các nhóm nhạc bỏ lỡ thời điểm vàng để quảng bá.

Đối với các nhóm nhạc “đẻ trứng vàng” như BTS, việc sụt giảm doanh thu của công ty chủ quản có thể được dự báo ngay lập tức. Mức doanh thu của Bighit entertainment công bố trong năm 2019 ở vào khoảng 587 tỷ won với một phần lớn doanh thu có được là nhờ vào tour thế giới của BTS. Năm 2020, sau album mới là kế hoạch trở lại những sân vận động mà chỉ những nghệ sĩ như BTS mới đủ sức lấp đầy.

Dịch bệnh lan tới châu Âu và châu Mỹ, buộc Bighit phải dời lại kế hoạch tổ chức tour thế giới vô thời hạn. Nếu tình hình Covid không nhanh chóng thuyên giảm, có khả năng người hâm mộ sẽ bỏ lỡ toàn bộ những tour diễn trong năm nay và phải chờ hơn 2 năm sau mới có cơ hội gặp đầy đủ 7 thành viên BTS trên sân khấu vì chế độ nghĩa vụ quân sự của Hàn Quốc.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 5.
Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 6.

Làng nhạc thế giới dù đang im ắng, nhưng âm nhạc không vì thế mà ngừng vang lên. Ngay cả khi thế giới trải qua những thời khắc u ám nhất, âm nhạc vẫn chưa bao giờ đứt đoạn.

Covid-19 nhắc cho chúng ta về một cuộc chiến tranh thực sự, cuộc chiến mà “mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch”. Và đây không phải là lần đầu âm nhạc thế giới đương đầu với một biến cố toàn cầu.

Chiến Tranh Thế Giới lần thứ 2 (1939-1945) là lần đầu tiên mà nền công nghiệp âm nhạc thế giới trải qua một sự kiện quy mô lớn.

Và đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà một ca khúc đơn lẻ, một bản thu âm đơn lẻ có thể truyền tải đến rộng rãi toàn cầu như vậy. Giai đoạn Chiến Tranh Thế Giới lần 2 cũng đánh dấu cột mốc kỷ lục về số người cùng theo dõi một màn trình diễn trên truyền hình chưa từng có. Giữa thời điểm đen tối nhất của thế kỷ 20, người ta lại cần âm nhạc hơn bao giờ hết. Chỉ một năm sau khi chiến tranh nổ ra, 97% hộ dân ở thành thị sở hữu radio nghe nhạc. Con số này ở những vùng nông thôn nghèo đói hẻo lánh cũng lên đến 50%, cứ 2 gia đình sẽ có 1 gia đình có radio.

Thế Chiến 2 đã phát triển đưa dòng nhạc Jazz và mang âm hưởng Jazz trở nên phổ biến với người Mỹ. Âm nhạc giúp giảm căng thẳng và lo âu cho cả binh lính lẫn gia đình người thân họ ở nhà. Các màn trình diễn live được phát sóng đến triệu người, tất cả mọi người cùng nghe tạo ra một sự kết nối tinh thần giữa con người ở nhiều quốc gia với nhau. Những bài hát Giáng Sinh phổ biến cũng được thay đổi để phản ánh tâm trạng phải chia xa vì chiến tranh như "I'll be home for Christmas" hay "White Christmas". Ban đầu là những bài hát phản ánh nỗi nhớ của các binh lính và gia đình họ ở nhà; những bài hát này đều trở thành nhạc Giáng Sinh kinh điển về sau.

Một điều đặc biệt là ở giai đoạn Thế Chiến 2, âm nhạc lại đặc biệt sôi nổi và tươi sáng hơn hẳn những giai đoạn khác. Điều này được lý giải là do âm nhạc đóng vai trò giúp mọi người trên toàn thế giới cảm thấy tích cực hơn, nên những tác phẩm vui vẻ đặc biệt được đón nhận.

Và luôn là như vậy. Trong dòng chảy lịch sử, kể cả những thời khắc đen tối nhất, những sự kiện quan trọng nhất vẫn luôn có mặt âm nhạc. Âm nhạc không hề biến mất hay bị lãng quên mà thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn. Có đến 3000 bài hát được sáng tác cho 10 năm Cách Mạng Pháp. Và bài hát được mọi người yêu thích nhất trong số đó, " La Marseillaise" đã trở thành Quốc Ca Pháp cho đến tận ngày nay.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 7.

Ở Việt Nam, trong suốt hai cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, âm nhạc vẫn vang lên từ biên giới đến đồng bằng, từ chiến trường đến hậu phương và trở thành một gia sản tinh thần khổng lồ mà thế hệ văn nghệ sĩ đi trước để lại. Âm nhạc, với những ưu điểm trong cách thức hình thành và lan tỏa, đã trở thành “vũ khí” không thể thiếu trên mặt trận tinh thần. Đối với mỗi người Việt Nam, có lẽ ai cũng thuộc nằm lòng giai điệu của “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” – ca khúc được sử dụng trong mọi dịp tụ hội của người dân Việt Nam do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác ngay trong đêm 28/04/1975.

Hơn bất kỳ hình thức giải trí nào, âm nhạc lan truyền và tác động đến tâm lý một cách nhanh chóng và tự nhiên nhất. Bob Marley từng hát rằng “One good thing about music, when it hits you, you feel no pain.” (Tạm dịch: Có một điều rất hay về âm nhạc, chính là khi nó va vào bạn, thì bạn sẽ không cảm thấy đau đớn nữa).



Âm nhạc đối với tôi như một liều thuốc làm dịu cơn đau. 10 năm trước, trong suốt 17 ngày nằm viện vì bị nhiễm trùng sau phẫu thuật, bản nhạc Cavatina của Beethoven đã mang đến những giây phút hiếm hoi mà tôi được giải thoát khỏi mọi đau đớn.

Giáo sư Susan Gubar, đồng thời là một người mắc ung thư buồng trứng viết trên Tạp chí The New York Times.

Nếu bạn là một bệnh nhân và liệu pháp điều trị bằng âm nhạc được áp dụng tại cơ sở điều trị nơi bạn đến, hãy yêu cầu được chữa trị. Còn nếu chưa có, hãy bảo người ta bổ sung vào.

Emily Caudill, một người phụ nữ 25 tuổi mang trong mình khối u tế bào chia sẻ.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 10.

Andrea Bocelli là một trong những nam danh ca bán đĩa nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc hiện đại. Mất đi thị giác vì một tai nạn năm 12 tuổi, Andrea Bocelli vẫn tiếp tục cuộc sống của mình bằng tình yêu cho âm nhạc, không chỉ vậy, còn truyền đam mê cho cuộc sống tới hàng triệu khán giả bằng giọng hát của mình. Mới đây, tại thánh đường Duomo Milan của Ý - một trong những tâm dịch Covid-19, Andrea Bocelli Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog đã thực hiện buổi hòa nhạc Phục sinh mang tên “Music for Hope". Buổi hòa nhạc được phát trực tiếp trên kênh Youtube của ông, không có bất kì khán giả nào mà chỉ có nam danh ca cùng một nghệ sĩ piano.

"Nhờ âm nhạc và được truyền hình trực tiếp, hàng triệu bàn tay trên giới đã siết chặt. Từ những trái tim của một thành phố chịu nhiều đau thương, giọng hát tuyệt vời nhất thế giới đang mang cả thế giới lại gần nhau. Ngày Chủ nhật phục sinh, âm nhạc mang đến niềm hy vọng cho cuộc sống từ thánh đường Duomo, Milan, Ý" - Phần giới thiệu buổi hòa nhạc “Music for Hope" được viết trên Youtube của Andrea Bocelli.

Xuyên suốt buổi hòa nhạc là hình ảnh những con đường trống trơn, những địa điểm tham quan nổi tiếng của nước Ý vắng lặng trong nhiều ngày cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Sau 9 giờ, video màn trình diễn của Andrea Bocelli đã đạt được 22 triệu lượt xem và hiện tại, con số đang là hơn 34,9 triệu lượt xem. Điều đó đã chứng tỏ sức mạnh bất diệt của âm nhạc luôn hiện diện trong cuộc sống của con người, ở bất kì hoàn cảnh nào.

Âm nhạc là một ngôn ngữ phổ quát mà tất cả chúng ta đều có thể hiểu được. Bằng cách lôi cuốn cảm xúc của chúng ta, âm nhạc phá vỡ các vấn đề phức tạp thành những thứ mà chúng ta đều có mối liên quan như tình yêu, tình bạn, nỗi sợ hãi hoặc sự mất mát. Theo cách này, âm nhạc mở rộng tầm nhìn của chúng ta và mở ra cho tư duy nhiều ý tưởng mới.

Biên tập viên Christina Nunez viết trên trang Global Citizen.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 12.

Âm nhạc thổi linh hồn vào vũ trụ, chắp cánh cho tư duy, làm bay bổng trí tưởng tượng, sưởi ấm và mang niềm vui đến cho cuộc sống và hết thảy mọi thứ trên đời này.

Nhà triết học Plato.

Năm 1912, thảm họa tàu Titanic cướp đi sinh mạng của hơn 1500 người khi va vào một tảng băng trôi trong chuyến vượt Đại Tây Dương đầu tiên và cuối cùng. Vào những giây phút cuối cùng, khi hành khách trên tàu Titanic đang vội vã tìm kiếm một tia hy vọng sống mong manh, 7 nhạc công dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Wallace Hartley vẫn tiếp tục chơi nhạc. Nhạc trưởng Hartley, người được tìm thấy nhờ cây đàn vĩ cầm buộc chặt với mình trở thành người hùng sau khi nhân chứng kể lại rằng tiếng nhạc chỉ chịu tắt đi lúc con tàu chìm.

Sau này, câu chuyện bi thương và đáng tự hào về dàn nhạc được tái hiện lại trong bộ phim “Titanic”. Bản nhạc “Nearer, My God, To Three” vang lên giữa khung cảnh hoảng loạn, người thuyền trưởng chậm rãi quay về buồng lái giữa tiếng la hét, tiếng đổ vỡ và tiếng nhạc du dương đã trở thành một biểu tượng trong điện ảnh và trong âm nhạc. Âm nhạc luôn luôn tồn tại, và tồn tại bất chấp những thảm họa đe dọa cuộc sống của con người.

Covid-19 dồn nhân loại lên chung một con tàu vô hình. Cùng đứng trên con tàu đó, những người dân chịu ảnh hưởng bởi virus Corona đang ở trong một chuyến hành trình đầy rẫy bất an. Mỗi ngày thức dậy lại là những tin tức mới về bệnh tật, về hệ lụy kinh tế, nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo…, lẫn trong số đó là những đốm lửa ấm áp chỉ có thể sáng lên khi sự u ám bao trùm thế giới.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 14.

Âm nhạc là một trong những đốm lửa sưởi ấm thế giới lúc này. Dù là âm nhạc để tuyên truyền, âm nhạc để động viên hay là âm nhạc để mang đến một tiếng cười giữa khi tiếng cười dần khan hiếm.

Tại Ý, cư dân trong những căn hộ bị cách ly hẹn nhau ra ban công đứng hát trong cùng một giờ. Không có ca sĩ nổi tiếng, không có dàn âm thanh triệu đô, có người dùng guitar, có gia đình dùng chảo chiên và nắp nồi, có người đơn giản chỉ dùng hai bàn tay làm nhạc cụ. Đó là cảnh tượng rất khó mà thấy được khi ai ai cũng phải bước theo guồng quay của cuộc sống thường ngày. Ở trên ban công, bên trong những ô cửa sổ đóng kín, bên dưới đường phố vắng lặng của một quốc gia phải treo cờ rủ để tưởng niệm những người đã nằm lại trong đại dịch, âm nhạc vẫn vang lên.

Cùng chung liên tưởng với hành trình Titanic, hai nghệ sĩ vĩ cầm người Anh đã có một màn biểu diễn ca khúc “Nearer, My God, to Three” ngay tại những kệ hàng giấy vệ sinh trống rỗng. Màn trình diễn nhanh chóng nổi tiếng nhờ sự lạc quan và để lại cả những suy tư về hình ảnh con tàu nhân loại.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 15.

Big Hit thông báo rằng BTS sẽ trình chiếu chuỗi concert và fanmeeting cũ của họ qua kênh Youtube BANGTANTV trong chương trình concert online hoàn toàn miễn phí mang tên "BANG BANG CON". Hành động này của Big Hit và BTS như một món quà quý giá dành tặng người hâm mộ trên khắp thế giới giữa tình hình dịch bệnh căng thẳng, nhiều concert của nhóm phải huỷ hàng loạt.

Tại Việt Nam, sân chơi Vpop được nhường chỗ cho những ca khúc nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về Covid-19. Từ ca khúc “F0” là “Ghen Cô Vy” (Min, Erik, Khắc Hưng), những nghệ sĩ trẻ liên tục phát hành những sản phẩm nhắc nhở hành vi tự giác của người dân. “Công chúa teen pop” AMEE góp phần với “Sao anh chưa về nhà”, Bùi Công Nam có “Tự giác cách ly”, đều là những ca khúc được soạn lại lời để phù hợp với công tác tuyên truyền chống dịch bệnh.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 16.

Và trào lưu này đã không còn nằm yên trong vòng những nghệ sĩ mà người dân, thầy cô giáo, học sinh… cũng đều tham gia vào chiến dịch tuyên truyền với nền tảng có sẵn là những bài hát quen thuộc của nghệ sĩ Việt. “Để Mị nói cho mà nghe” (Hoàng Thùy Linh), “Ông bà anh” (Lê Thiện Hiếu), “Bố ơi mình đi đâu thế” (NS Hoàng Bách)... lần lượt có thêm “phiên bản Covid-19”.

Âm nhạc nằm đâu giữa đại dịch? Cũng như những biến cố khác từng xảy ra trong lịch sử, âm nhạc vẫn luôn ở bên cạnh con người mà không bao giờ có thể “cách ly”.

Chỗ đứng nào cho âm nhạc giữa đại dịch Covid: Không còn concert triệu đô, cả nền công nghiệp toàn cầu bỏ ngỏ nhưng âm nhạc thì sẽ không bao giờ bị cách ly - Ảnh 17.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét