Ấn Độ và Mỹ thống nhất trang bị vũ khí cho P-8I Neptune
Trong ngày 14/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý cho các nhà sản xuất nước này bán cho Ấn Độ đơn hàng vũ khí trị giá 155 triệu USD bao gồm 10 tên lửa chống hạm AGM-84L Harpoon Block II và 19 ngư lôi hạng nhẹ MK 54 .
Lô "hàng nóng" nói trên chủ yếu để trang bị cho Máy bay chống ngầm và tuần tra hàng hải P-8I Neptune (MPA) của Hải quân Ấn Độ.
Ấn Độ đã yêu cầu mua tên lửa AGM-84L Harpoon Block II đi kèm việc vận chuyển, phụ tùng thay thế, dịch vụ sửa chữa, thiết bị hỗ trợ và thử nghiệm, tài liệu kỹ thuật và đào tạo huấn luyện nhân sự.
Chính phủ Mỹ và các đại diện nhà thầu hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần được cho là đã thông qua với phía Ấn Độ đơn hàng khoảng 92 triệu USD cho tên lửa Harpoon và 63 triệu USD cho ngư lôi MK54.
Tên lửa Harpoon được cho là sẽ tăng cường năng lực phòng vệ của Hải quân Ấn Độ trong việc đối phó với các tàu mặt nước của đối phương còn ngư lôi Mk 54 sẽ gia tăng năng lực chống ngầm.
Một chiếc P-8A Poseidon với tên lửa chống hạm.
P-8I của Hải quân Ấn Độ đang thực hiện nhiệm vụ gì?
Trước thỏa thuận trang bị vũ khí của Mỹ cho P-8I Neptune của Ấn Độ (biến thể xuất khẩu của P-8A Poseidon), máy bay trinh sát và săn ngầm này chỉ được lắp đặt các trang thiết bị phục vụ trinh sát trên mặt đất, mặt nước và trên biển.
Tên lửa AGM-84L Harpoon có tầm bắn 278 km với tốc độ 850 km/giờ và độ cao tối đa 910 m. Biến thể Block II được nâng cấp khả năng chống lại chế áp điện tử, nhờ sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS) bổ trợ bằng GPS, tên lửa cũng có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền.
Theo bài viết tháng 2/2020 của tờ The Economic Times (Ấn Độ), máy bay chống ngầm P-8I của Hải quân Ấn Độ đã được triển khai để giám sát các động thái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong cuộc đối đầu kéo dài 73 ngày giữa hai nước ở vùng núi Doklam.
Hình minh họa.
Tham mưu trưởng Bộ quốc phòng Ấn Độ Bipin Rawat cũng đã xác nhận việc sử dụng máy bay trinh sát trong các hoạt động trên biển để giám sát lực lượng PLA ở Doklam khi tuyên bố:
"Hành động này dựa theo sự cần thiết phải sử dụng sức mạnh tổng hợp ba lực lượng vũ trang (Hải - Lục - Không quân) trong việc đối phó với các thách thức an ninh quốc gia".
-
Chuyên gia Mỹ ví tiêm kích Su-57 như "súng bắn tỉa": Vũ khí giúp Nga thay đổi cuộc chơi?
-
Máy bay Su-34 Nga: "Lưỡi hái tử thần" trên không khiến khủng bố Syria kinh hồn bạt vía
-
Chuyên gia Mỹ đề xuất tư nhân hóa xung đột trên biển với TQ, báo Hồng Kông cảnh báo "dấu hiệu nguy Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog hiểm"
Vùng núi Doklam (là khu vực tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan) nằm giữa thung lũng Chumbi của Trung Quốc ở phía bắc, Thung lũng Ha của Bhutan ở phía đông và bang Sikkim của Ấn Độ ở phía tây.
Vương quốc Bhutan gần như không có quân đội (lực lượng vũ trang chỉ bao gồm khoảng 6.000 vệ binh hoàng gia và cảnh sát) và chỉ có thể duy trì chủ quyền mà họ tuyên bố ở Doklam nhờ "đồng minh tự nhiên" là Quân đội Ấn Độ.
Đỉnh điểm của căng thẳng ở Doklam là cuộc đối đầu vào mùa hè năm 2017 khi Quân đội Ấn Độ xâm nhập vào khu vực tranh chấp để ngăn phía Trung Quốc xây đường bộ trong khu vực. Vào tháng 8/2017, hai phía chấm dứt thế đối đầu ở Doklam sau hơn 10 vòng đàm phán.
Máy bay tuần tra chống ngầm P-8I Neptune của Hải quân Ấn Độ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét